Gạch cao su EPDM chất lượng, cao cấp sản xuất tại xưởng
Gạch cao su EPDM đã và đang được ứng dụng rất nhiều trên thị trường, đặc biệt đối với môi trường tập luyện thể dục thể thao như phòng gym, nhà xưởng, sàn nhà, … Cùng Suka Việt Nam tìm hiểu về công dụng, chất lượng của loại gạch này trong bài viết hôm nay nhé!
Tìm hiểu gạch cao su EPDM là gì?
Gạch cao su EPDM có đặc tính chịu nhiệt tốt, chống oxy hóa
Gạch lát sàn được làm bằng cao su tổng hợp, cụ thể hơn là EPDM (Ethylene Propylene diene Monomer) thường được đánh giá cao về chất lượng cũng như độ bền. EPDM là một loại cao su tổng hợp sở hữu những đặc tính nổi trội như khả năng chịu nhiệt, chống oxy hóa và đồng thời chịu được tia nắng mặt trời. Những thuộc tính này làm cho EPDM trở thành sự lựa chọn tuyệt vời dành cho người dùng hiện nay.
Gạch cao su EPDM được ứng dụng ở những nơi đòi hỏi độ bền và khả năng chống trượt chẳng hạn như sân chơi, sân thể thao, bể bơi, khu tập thể dục và nhiều không gian công cộng khác nhau.
Phân loại gạch cao su EPDM
Phân loại gạch cao su EPDM
Cao su EPDM trắng
EPDM trắng có khả năng chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt và hoạt động ở nhiệt độ từ -25 độ C đến 140 độ C. Ngoài ra, nó còn có khả năng kháng hóa chất, chống va đập và có thể chịu được sự tấn công từ oxy, tia UV và ozon. Ưu điểm nổi bật nhất của loại EPDM này là tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm của FDA và đảm bảo an toàn sức khỏe con người. Vì vậy, nó được sử dụng rộng rãi trên hầu hết các quốc gia kể cả Việt Nam.
Cao su EPDM đen
EPDM đen còn có khả năng chống nắng tốt và có dải nhiệt độ hoạt động từ -40 độ C đến 130 độ C. Nó có khả năng chống chịu tốt với môi trường axit loãng, dầu động vật và thực vật và kháng ozone. Nó được sử dụng rộng rãi trong việc bịt kín các thiết bị và sản phẩm công nghiệp như gioăng bịt kín van công nghiệp.
Một số loại gạch cao su EPDM đang được bày bán trên thị trường được phân loại theo màu sắc, thiết kế như gạch cao su đế trứng, rãnh, đặc hay dạng mặt thảm, mặt cỏ, …
Đặc điểm của gạch cao su mặt thảm EPDM
Đặc điểm của gạch cao su mặt thảm EPDM
Gạch cao su EPDM sở hữu khả năng chống trượt vượt trội do bề mặt có độ ma sát cao, đảm bảo an toàn ngay cả trong điều kiện ẩm ướt và trơn trượt. Hơn nữa, những viên gạch này có độ bền vượt trội, có tuổi thọ kéo dài và khả năng chịu được cả mài mòn và va đập.
Loại gạch này có thể chống rung cho các loại máy móc có độ rung lắc cao trong nhà xưởng hay phòng gym.
Gạch cao su EPDM còn có khả năng chống ăn mòn cao vì chúng vừa có thể chịu nhiệt (-50 °C đến 120°/150 °C) vừa có thể chịu được hóa chất. Điều này làm cho gạch cao su EPDM trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho môi trường tiếp xúc với hóa chất và dầu.
Gạch cao su EPDM được thiết kế với nhiều kiểu dáng và màu sắc phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Gạch cao su EPDM cung cấp các đặc tính cách âm và cách nhiệt tuyệt vời, góp phần nâng cao môi trường sống và làm việc của mọi người.
Chất liệu EPDM là có thể tái chế, hỗ trợ giảm chất thải ra ngoài môi trường.
Gạch cao su EPDM có tỷ trọng 0,86g/cm3 và là loại cao su sở hữu tỷ trọng thấp nhất trong các loại cao su hiện hành.
Đặc tính chống nước và chống thấm cũng là ưu điểm của loại gạch cao su này.
Dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ khi không sử dụng.
Ngoài ra, gạch cao su EPDM còn có độ đàn hồi khá tốt, tính chống bám bẩn cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình vệ sinh, làm sạch.
Một số lưu ý khi dùng gạch cao su EPDM
Gạch cao su mặt thảm EPDM
Với những đặc tính như trên, loại cao su này có độ bền cao khi làm việc trong môi trường nước trong hoặc điều kiện nhiệt độ bình thường. Nhưng còn làm việc trong môi trường axit hay kiềm thì sao? Cao su EPDM có khả năng chống lại một số axit và kiềm tuy nhiên còn phụ thuộc vào yếu tố nồng độ và loại axit hoặc bazơ trong môi trường đó.
Đối với môi trường axit, gạch cao su EPDM có thể chịu được các axit yếu như axit axetic và axit xitric trong môi trường nồng độ trung bình và thấp. Tuy nhiên, cao su EPDM sẽ bị ảnh hưởng và phân hủy theo thời gian dưới tác dụng của các axit mạnh như axit sunfuric hoặc axit clohydric.
Đối với môi trường kiềm, cao su EPDM có khả năng chống chịu tốt trong môi trường kiềm yếu, tuy nhiên trong môi trường kiềm mạnh và nồng độ cao cao su EPDM sẽ bị ảnh hưởng và phân hủy.
Vì vậy, trước khi sử dụng EPDM trong môi trường axit hoặc kiềm, cần kiểm tra nồng độ và loại axit hoặc kiềm để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của vật liệu. Nếu gạch cao su EPDM bị ảnh hưởng bởi axit hoặc bazơ mạnh thì nên xem xét các vật liệu khác phù hợp hơn.
Tính ứng dụng của gạch cao su EPDM như thế nào?
Hiện nay, gạch cao su EPDM được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhờ chúng có nhiều ưu điểm vượt trội. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình thường thấy trong đời sống hàng ngày:
Có thể được sử dụng thay thế cho cao su silicon đối với những môi trường tiếp xúc nhiều với điều kiện ngoài trời, độ ẩm cao hoặc cần khả năng cách điện.
Gạch cao su EPDM thường được sử dụng ở các sân chơi trẻ em ngoài trời và là loại vật liệu đàn hồi chịu nhiệt cao cấp bậc nhất
Dùng trong các phòng tập thể dục thể thao giúp giảm thiểu khả năng khi va chạm hoặc tai nạn khi tập luyện
Dùng làm chất cách điện trong các hệ thống điện như khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất…
Ứng dụng trong các quán cà phê, phòng triển lãm, trưng bày
Gạch cao su EPDM không thể tiếp xúc trực tiếp với những chất như xăng, dầu, hydrocarbon vì sẽ làm giảm chất lượng của gạch. Vì vậy, người dùng cần lưu ý để kéo dài thời hạn sử dụng cho gạch.
Kết Luận
Phía trên là toàn bộ những thông tin cần nắm về gạch cao su EPDM. Trước khi lựa chọn loại gạch này cho nhu cầu của bạn, bạn cần hiểu kỹ về nó để có quyết định tốt hơn. Hy vọng những dữ liệu trên sẽ giúp ích cho sự lựa chọn của bạn! Ngoài ra ban các bạn còn thắc mắc xin hãy liên hệ tới Suka Việt Nam.
Hotline: Mr Chung: (+84) 981 846583; Mrs. Hậu: (+84) 822 088187
Email: sukasports.vn@gmail.com
https://sukavietnam.com/gach-cao-su-epdm/
Comments
Post a Comment